Nhật Bản Today - Người Nhật có nhiều bằng chứng để nói rằng ở đây có 4 mùa rõ rệt – đây được xem là nét độc đáo của đất nước họ. Sự thật thì vùng biển có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng khí hậu và do ở giữa lục địa châu Á và Thái Bình Dương nên thời tiết cũng có những chuyển biến rõ rệt. Có thể nhiều quốc gia có mùa đông khô lạnh và mùa hè nóng ẩm nhưng có một số kiểu mùa chỉ có ở Nhật và thay đổi theo địa phương.
1. Mùa đông
Vào mùa đông, những người trượt ván và lướt ván rất nóng lòng đợi tuyết, họ đến chật cứng những khu resorts nổi tiếng như Hakuba và Naeba và trình diễn những màn trượt tuyết mới nhất trên những dốc tuyết. Những môn thể thao mùa đông đã trở nên phổ biến rộng rãi trong vài năm gần đây và Thế Vận Hội Mùa Đông được tổ chức ở Nagano vào năm 1998 đã thành công rực rỡ. Yuki Matsuri (Lễ Hội Tuyết) được tổ chức ở Sapporo vào tháng 2 hằng năm cũng thu hút hàng ngàn khách du lịch khắp Nhật Bản cũng như từ nước ngoài đến tham gia. Thời tiết giá băng gây nguy hại nhiều cho sức khỏe người dân, có thể thấy họ thường mang khẩu trang bằng gạc trắng. Cái này không thể bảo vệ người mang nó nhưng có thể ngăn ngừa người khác không thấy lạnh – điều này là một sự ý tứ.
2. Mùa xuân
Mùa xuân là một trong những biểu tượng được yêu thích nhất Nhật Bản tạo nên một màu rực rỡ khắp đất nước. Sakura (hoa anh đào) thường nở vào khoảng cuối tháng 3 đến tháng 4, bắt đầu ở miền nam Kyushu và từ từ chuyển đến miền bắc. Báo chí liên tục cập nhật cho dân chúng những nơi đẹp nhất để thưởng thức hanami (ngắm hoa).
Truyền thống hanami bắt đầu phổ biến từ thời Heian (794-1185) và là một ví dụ điển hình cho nét đẹp thiên nhiên của Nhật Bản. Vẻ đẹp không thể chối cãi của loài hoa màu hồng thanh nhã như một sự đền bù cho điều đáng buồn là loài hoa này hiện hữu quá ngắn ngủi.
Điều này thường được ví như quãng thời gian ít ỏi chúng ta sống trên đời. Những cảm xúc đan xen này thường được bày tỏ một cách chân thành nhất khi chúng ta uống rượu, tất nhiên rồi. Cũng vì thế, hàng năm, hàng trăm hàng ngàn người Nhật đủ mọi lứa tuổi, tụ họp với nhau dưới gốc cây màu hồng, hát hò, nhảy múa và uống cho đến khi họ hoàn toàn gục ngã.
Trớ trêu thay, một điểm hanami nổi tiếng ở Tokyo là Aoyama Bochi (nghĩa trang). Họ dường như quên mất những người đang nằm dưới những ngôi mộ vì họ đang đắm chìm vào những cánh hoa đang rơi và bia cứ được rót.
Dù không được tính như là 1 trong 4 mùa, nhưng tháng 6 mưa cũng đủ để gọi nó là tsuyu (mùa mưa). Ajisai (hoa tú cầu) nở hoa chuyển từ màu tử đinh hương sang màu xanh đậm vì mưa kéo dài. Người Nhật có vẻ có một chút ám ảnh về mua mưa nhất trong năm, phán đoán nó kéo dài bao lâu để dùng dù, nhưng vào khoảng thời gian này trong năm, họ cố gắng để vượt qua hàng ngàn thứ như là một trải nghiệm về cuộc sống đang bị đe dọa. Ngay khi mùa mưa có dấu hiệu đang ít dần, thì nhiệt kế và tỷ trọng kế lại tăng vọt lên và một mùa hè nóng ẩm đang đến dần.
3. Mùa hạ
Vào mùa hè, nhiệt độ lên đến khoảng hơn 30 độ ở nhiều vùng và sự ẩm ướt có thể gây khó chịu cực kì. Hokkaido là nơi phải chịu mức độ ở đỉnh điểm. Vào cuối tuần, hàng ngàn người đi đến biển hoặc tới những vùng núi mát mẻ. Mùa hè cũng là mùa của matsuri (lễ hội) và của hanabi (pháo hoa). Obon – lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức vào tháng 8 (một số vùng tổ chức vào tháng 7).
Hanabi Taikai (Màn bắn pháo hoa) được tổ chức hàng năm tại sông Sumida ở Tokyo được rất nhiều người biết đến, thu hút đến hơn 1.5 triệu người đến xem mỗi năm. Bắt đầu từ năm 1733 do Tamaya và Kagiya, là 2 đối thủ cạnh tranh trong nghề làm pháo hoa, đến ngày nay đám đông vẫn luôn gào thét tưng bừng và nhiệt liệt “Tamaya!” và “Kagiya!”. Mặc dù các trường học đều được nghỉ hè vào tháng 7 và tháng 8, nhưng các đội bóng chày của các trường trung học vẫn phải bận rộn cho các trận đấu để giành được cơ hội trở thành đại diện của quận ở Vòng Chung Kết Bòng Cháy được tổ chức ở Sân vận động Koshien của Quận Hyogo. Sự kiện này được cả nước nóng lòng theo dõi.
4. Mùa thu
Vào khoảng cuối hè đông thu thường có những cơn bão đến từ Thái Bình Dương, bão nhiệt đới giống như những cơn cuồng phong ở phương tây. Hầu hết bão thường đến vùng đảo Kyushu đầu tiên và sau đó tới các đảo khác khắp cả nước, tàn phá kinh hoàng. Những trận bão nặng nhất làm thiệt hại cả ngàn người. Một trận bão cũng đã nhấn chìm một hàm độn trong trận xâm lượt Mongols hồi thế kỷ 13, và được gọi là kamikaze (thần gió). Tháng 9 là thời gian của tsukimi (ngắm trăng). Giống như hanami, đây cũng là truyền thống có từ thời Heian, mặc dù giờ đây nó không còn được phổ biến nữa. Khi trời trở nên dần mát mẻ hơn vào tháng 10 và tháng 11, lá bắt đầu chuyển màu và bông dưng cảnh sắc được phân vùng rực lên màu đỏ, nâu, cam, vàng và xanh. Koyo (lá đỏ) vào cuối thu là những cảnh đẹp đến nghẹt thở, đặc biệt là ở núi Phú Sĩ hoặc ở một ngôi đền ở Kyoto.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét