728x90 AdSpace

du hoc nhat ban

Tiêu điểm

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản?

Nhật Bản Today - Ông Abe khẳng định sẽ soạn thảo gói bổ sung ngân sách tài khoá 2014 để thúc đẩy tiêu dùng và không từ bỏ cơ hội thoát khỏi 15 năm giảm phát.
Trước nguy cơ suy thoái kinh tế do GDP của Nhật Bản liên tiếp giảm trong hai quý. Ngày 21/11, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố giải tán Hạ viện để tổ chức bầu cử sớm đồng thời khẳng định sẽ thực hiện kế hoạch tăng thuế tiêu dùng lên 10% vào tháng 4/2017, lùi lại 18 tháng so với kế hoạch cũ (10/2015). Ông Abe khẳng định sẽ soạn thảo gói bổ sung ngân sách tài khoá 2014 để thúc đẩy tiêu dùng và không từ bỏ cơ hội thoát khỏi 15 năm giảm phát. 

Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản?
GDP của Nhật Bản giảm trong hai quý liên tiếp và nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy thoái 
Bất ngờ tăng trưởng âm
Theo cơ quan Thống kê Nhật Bản công bố ngày 17/11, thì GDP của nước này trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với dự báo tăng 2,1%, còn so với quý trước giảm 0,4%. Con số tăng trưởng âm tới 7,3% trong quý 2, là dấu mốc sụt giảm mạnh nhất kể từ khi xảy ra động đất và sóng thần vào hồi tháng 3/2011.
Khu vực tư nhân, nơi đóng góp 60% GDP cho nền kinh tế, trong quý 3 chỉ tăng 0,4% so với quý trước, nhưng thấp hơn so với kỳ vọng tăng 0,8% của các nhà kinh tế. Sau khi nhận được số liệu bất ngờ trên, đồng yen trượt dài so với đồng USD (1 USD đổi được 117 yen). Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 cũng giảm 1,5% trong phiên sáng ngày 18/11.
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đã khiến các thị trường bị “sốc” với quyết định gia tăng quy mô của gói kích thích khổng lồ nhằm thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế và châm ngòi cho lạm phát. Việc chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng cùng với gói chi tiêu của Chính phủ và các cuộc cải cách cơ cấu, hy vọng sẽ ngăn chặn được tình trạng giảm phát và dẫn đến đà tăng trưởng mạnh hơn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, hồi tháng 4/2014, Nhật Bản đã nâng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% nhằm cải thiện tình hình tài chính và giảm mức nợ công đã lên tới con số hơn 200% GDP, nhưng động thái này đã tác động ngược gây tiêu cực cho nền kinh tế, khiến cho hiệu quả của chính sách “Abenomics” đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu.
Sau khi những dữ liệu kinh tế công bố cho thấy GDP của Nhật Bản giảm trong hai quý liên tiếp và nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy thoái, các đảng đối lập Nhật Bản đang gia tăng chỉ trích nhằm vào chính sách “Abenomics” của Thủ tướng Abe bao gồm cả việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ, tăng chi tiêu tài chính và chiến lược tăng trưởng…
Ông Abe đã kêu gọi một cuộc bầu cử sớm để tăng thời gian tại vị và cứu vãn chính sách “Abenomics”. Ông đã hoãn tăng thuế lên 10% thêm 18 tháng. Chính việc nâng thuế từ 5% lên 8% hồi tháng 4 đã góp phần đẩy Nhật Bản vào đợt suy thoái thứ 4 kể từ năm 2008. Quý 3, kinh tế nước này tăng trưởng âm 1,6%, sau khi giảm 7,3% vào quý trước đó.
Vẫn bơm tiền vào thị trường…
BOJ vừa tuyên bố giữ nguyên kế hoạch nới lỏng tiền tệ kỷ lục, nhằm hỗ trợ ông Abe chấm dứt suy thoái và kích thích nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Theo đó, BOJ sẽ tiếp tục bơm 80.000 tỷ yen (683 tỷ USD) vào nền kinh tế mỗi năm.
Ông Takuji Aida - nhà kinh tế học tại Societe Generale giải thích: “BOJ sẽ phải tiếp tục tăng kích thích. Nền kinh tế hiện tại yếu hơn dự kiến. Viễn cảnh GDP lẫn lạm phát đi xa mục tiêu đang ngày càng rõ nét”. Quyết định hoãn tăng thuế tiêu dùng của ông Abe cùng với thông báo của BOJ, sẽ hỗ trợ đà phục hồi cho Nhật Bản, khi lạm phát nước này đang dần xa mục tiêu 2% đề ra.
Hồi tháng trước, sau khi BOJ công bố tăng gói kích thích kinh tế. Nhật Bản, đã đưa ra những bước đi cụ thể như: tăng quỹ hưu trí trị giá 1,1 đến 1,2 tỷ USD, gia tăng mua trái phiếu chính phủ, tăng gấp 3 lần số tiền rót vào các quỹ giao dịch, ủy thác đầu tư bất động sản và tăng gấp đôi danh mục cổ phiếu cả trong và ngoài nước trong danh mục đầu tư công. Và khi đó thị trường chứng khoán đã có những phản ứng tích cực, nhưng ngay sau đó thị trường lại quay đầu liên tục giảm điểm.
Tại phiên giao dịch chiều ngày 19/11, “sắc đỏ” bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á bất chấp những diễn biến tích cực tại Phố Wall trước đó. Tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei 225 mất 55,31 điểm (0,32%) đóng cửa ở mức 17.288,75 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Hong Kong, đồng loạt giảm điểm. Chỉ số Shanghai Composite Thượng Hải giảm 0,22% (5,38 điểm) xuống 2.450,99 điểm và chỉ số Hang Seng Hong Kong giảm 0,66% (155,86 điểm) xuống 23.373,31 điểm. Thị trường Sydney của Australia, chỉ số S&P/ASX200 mất 0,57% (30,9 điểm) xuống mức 5.368,8 điểm. Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi Hàn Quốc cũng giảm 0,14 điểm xuống còn 1.966,87 điểm. Khiến giới phân tích cho rằng có thể gói kích thích kinh tế chưa kịp “ngấm” và đang kỳ vọng “sắc xanh” sẽ trở lại vào quý IV này.
Và kiên định mục tiêu…
Thủ tướng Nhật Bản Abe cho biết: “kinh tế chưa đi vào quỹ đạo phục hồi” và sẽ không từ bỏ cam kết phục hồi sức khoẻ của nền tài chính Nhật. Ông Abe khẳng định việc tăng thuế tiêu dùng vào năm 2015 có thể sẽ đe doạ khả năng kinh tế không thoát khỏi giảm phát và nó có thể tác động tiêu cực đến tiêu dùng của người dân, song vẫn khẳng định chắc chắn sẽ thực hiện tăng thuế tiêu dùng lần thứ hai lên 10% vào tháng 4/2017. 
Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản?Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh: Reuters)
Liên quan đến tác động của quyết định hoãn tăng thuế, Thủ tướng Abe cho biết quyết định hoãn tăng thuế của Nhật Bản được các nước trên thế giới chấp nhận đồng thời phấn đấu mục tiêu nước này sẽ đạt thặng dư ngân sách trong dài hạn vào năm 2020.
Phản bác lại những chỉ trích của phe đối lập, Chánh Văn phòng Nội các ông Suga ngày 18/11 cho biết “Abenomics” đã đưa nền kinh tế Nhật Bản vào quỹ đạo hồi phục và hàng loạt những dấu hiệu tích cực đã phản ánh thành công của chính sách này. Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản cũng cho rằng “Abenomics” giúp tái sinh nền kinh tế và tăng thuế suất thêm 3% lên 8% hồi tháng Tư, mang lại lợi nhuận 8.000 tỷ yen tiền thuế mới.
Ông Suga lý giải kinh tế suy giảm trong quý 3/2014 một phần là do “thời tiết mùa Hè xấu” nhưng về tổng thể là đang theo hướng hồi phục dần. Quyết định hoãn tăng thuế tiêu dùng của ông Abe, cùng thông báo của BOJ về gói kích thích kinh tế, sẽ hỗ trợ đà phục hồi cho kinh tế Nhật Bản.
Thủ tướng Abe bày tỏ sự tin tưởng rằng, bầu cử lại sẽ đưa Nhật Bản vào một quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ hơn, động thái này nhằm tranh thủ sự ủng hộ cho các biện pháp xử lý đối với nền kinh tế. Kể từ khi Thủ tướng Abe trở lại nắm quyền hồi cuối năm 2012, với chính sách “vực lòng dân” của “Abenomics” gồm 3 mũi nhọn đã đưa lại sự thành công nhất định trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện “mũi tên thứ 3” thì kinh tế đã rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, trong trường hợp được bầu lại, ông Abe hứa hẹn sẽ đi đến cùng chủ trương cải cách kinh tế của mình và khẳng định sẽ không hoãn tăng thuế lần thứ hai cho dù hoàn cảnh kinh tế có như thế nào. Đó là quyết tâm chiến lược của Thủ tướng Abe. Tuy nhiên, giới phân tích và dư luận cho rằng hiệu quả thực sự của giải pháp gắn thủ đoạn chính trị với kinh tế của ông Abe lần này vẫn còn đang ở phía trước.

  • Bình luận
  • Bình luận từ Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản? Description: Rating: 5 Reviewed By: Unknown
Lên trên